By Le Minh Khai

Sau khi viết post đưới đây về sự đánh giá lại Triệu Đà của Ngô Thì Sĩ, tôi ghé qua một trang Wikipedia tiếng Việt về “Vấn đề chính thống của nhà Triệu”.

trieu da

Trang web này đề cập vấn đề mà nhiều học giả Việt Nam đã thảo luận, đó là liệu có phải vương quốc mà Triệu Đà thiết lập ở cuối thế kỷ III TCN, Nam Việt, có thể được xem là một phần “chính thống” của các triều đại Việt Nam bắt đầu với nhân vật huyền thoại An Dương Vương trong thời kỳ xa xưa cho đến chính quyền Việt Nam thời hiện nay.

Đọc thông tin trong trang web này, điều làm tôi “bị kích thích” là “vấn đề này là một ví dụ tốt của vấn đề lớn hơn liên quan đến cách thức lịch sử Việt Nam được giảng dạy và thảo luận ở Việt Nam. Nói trắng ra, các sử gia Việt Nam nói về quá khứ như là “hoặc/ hoặc”, mà rất hiếm, hầu như không nói về “tại sao”.

Về vấn đề tính chính thống của Triệu Đà, một mặt trang web này nói rằng có một lịch sử lâu dài nhìn Triệu Đà như là một phần chính thống của quyền lực chính trị  Việt Nam. Lập luận này có lẽ khởi đầu bởi Lê Văn Hưu ở thế kỷ XIII và được nhắc lại bởi những người khác (Lê Tắc, Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên, các sử gia nhà Nguyễn, ect.,) cho đến tận thế kỷ XX (Trần Trọng Kim, Hồ Chí Minh).

Mặt khác, trang này cũng nói về thiểu số ý kiến trong thời kỳ sơ kỳ hiện đại, đề xuất bởi Ngô Thì Sĩ ở thế kỷ XVIII cho rằng Triệu Đà không phải thuộc dòng dõi chính thống của nền chính trị Việt Nam.

Sau đó, trang này nói rằng từ những năm 1960s, Triệu Đà dần dần bị xem bởi các sử gia Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (bắc Việt Nam) như là “kẻ thù xâm lược”.

Nói cách khác, ‘vấn đề” này là vấn đề của “hoặc-hoặc”,  “hoặc là “Triệu Đà thuộc dòng dõi chính thống Việt hoặc là không”.

Đối với tôi, vấn đề lớn hơn là tại sao không ai hỏi “tại sao”?

Tại sao Lê Văn Hưu hình thành ý tưởng rằng dòng dõi chính thống bắt đầu với Triệu Đà? Tại sao Ngô Sĩ Liên mở rộng dòng chính thống này đến tận nhân vật huyền thoại Kinh Dương Vương? Tại sao Ngô Thì Sĩ ngghi ngờ tất cả điều này? Tại sao khái niệm “kẻ thù xâm lược’ bắt đầu xuất hiện phổ biến vào những năm 1960s? Tại sao phần lớn các sử gia Việt Nam  ngày nay không đặt ra các câu hỏi này?

Đặt ra các câu hỏi như thế có thể giúp chúng ta vượt qua “hoặc-hoặc” và dẫn đến những hiểu biết sâu sắc hơn về quá khứ và xã hội loài người, cả quá khứ và hiện tại.

Vấn đề thực sự ở đây là không phải liệu Triệu Đà có thuộc dòng dõi chính thống hay mà chính việc chỉ đặt ra và trả lời câu hỏi này chính là “vấn đề”.

ở thế kỷ XX, các sử gia Việt Nam bị ám ảnh bởi câu hỏi “hoặc-hoặc” liên quan đến khái niệm “dân tộc”. Hoặc Nguyễn Huệ hay Nguyễn Ánh thống nhất dân tộc? Hoặc Trương Vĩnh Ký và Phạm Quỳnh là kẻ phản bội hay là những nhà văn hóa.

Có hàng hà sa số các câu hỏi như thế mà các sử gia ViệtNam đã hỏi về quá khứ, nhưng về cơ bản chúng đều là “hoặc-hoặc”, và đều liên quan đến “dân tộc”.

Tại sao người ta không hỏi “tại sao”? Tôi luôn nghĩ rằng thông qua hỏi “tại sao” là điểm khởi đầu của mọi học thuật.

(Hamburg, 28.12.2015)

Source: https://leminhkhai.wordpress.com/2015/12/25/the-problem-of-either-or-but-not-why-in-vietnamese-history/